RSS

Category Archives: Uncategorized

Tầm quan trọng của bài thi Toeic

Những năm gần đây, TOEIC đã trở thành một trong những chương trình kiểm tra Anh ngữ quốc tế được nhiều người biết đến. Hơn 70 tổng công ty, công ty, các tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng TOEIC như một tiêu chuẩn bắt buộc trong tiêu chuẩn hóa và tuyển dụng cán bộ.

Trong chuyện học tiếng Anh có thể tạm chia làm hai loại: Anh ngữ học thuật (dùng để xin học bổng, du học…) và Anh ngữ giao tiếp (sử dụng thường ngày, phục vụ cho nhu cầu công việc…). Nếu mảng học thuật là đấu trường của hai loại chứng chỉ TOEFL (của Viện Kiểm định giáo dục Hoa Kỳ) và IELTS (của ĐH Cambridge – Anh), thì mảng giao tiếp dường như chứng chỉ TOEIC đang độc chiếm sự công nhận của thị trường sử dụng lao động thế giới.

Cùng một nhà với TOEFL, nhưng TOEIC (cũng của Viện Kiểm định giáo dục Hoa Kỳ cấp) không yêu cầu quá cao về các kiến thức, mà chỉ cần người học đạt được mục đích sử dụng tiếng Anh. Trong các bài thi TOEIC dễ dàng bắt gặp các yêu cầu rất giản dị nhưng cực kỳ cần thiết kiểu: nghe một đoạn thông báo ở sân bay, đọc tóm gọn một bản thông báo… Theo nhiều giáo viên giảng dạy Anh ngữ thì thực chất việc chuyên tâm lấy chứng chỉ TOEIC là đi theo hướng mà lâu nay các trung tâm quảng cáo dạng lớp luyện nói cấp tốc hoặc Anh ngữ xuất cảnh. Bởi thực chất chứng chỉ TOEIC chú trọng đến kỹ năng: nghe, đọc, hiểu và nói được. Theo một thống kê do Viện Kiểm định giáo dục Hoa Kỳ cung cấp thì hiện có đến 4.000 tập đoàn trên 60 quốc gia thừa nhận và sử dụng như một thước đo trong quy trình tuyển dụng lao động.

TOEIC đã trở thành một trong những chương trình kiểm tra Anh ngữ quốc tế được nhiều người biết đến. Hơn 70 tổng công ty, công ty, các tổ chức trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã sử dụng TOEIC như một tiêu chuẩn bắt buộc trong công tác tiêu chuẩn hóa và tuyển dụng cán bộ như: Samsung, LG, FPT, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Vietnam Airlines… Riêng trong lĩnh vực dạy nghề, TOEIC Việt Nam phối hợp với Tổng cục Dạy nghề xây dựng thí điểm tiêu chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp hai ngành tin học và điện tử ở trường cao đẳng kỹ thuật. Ngoài ra, một dự án tương tự giữa TOEIC Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Tổng cục Du lịch nhằm đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn trình độ sử dụng tiếng Anh thông qua chương trình chuẩn TOEIC cũng được triển khai.

Trao đổi vấn đề này với giám đốc nhân sự của một công ty săn đầu người tại TP.HCM, vị này trả lời đơn giản: “Không thể đòi yêu cầu TOEFL hay IELTS đối với người lao động ở các công ty nước ngoài vì thực tế số có được 2 loại chứng chỉ này đã gần như chọn mục đích du học và học lên cao. Thậm chí tuyển nhân viên bảo vệ hay lễ tân thì hoàn toàn không yên tâm với bằng A hay B của Việt Nam, nên TOEIC là giải pháp tốt nhất bởi uy tín của quy trình thi cử và bằng cấp”.

Hướng đào tạo thực dụng như TOEIC càng trở nên hấp dẫn khi thời gian trung bình để có thể thi lấy chứng chỉ là khoảng 18 tuần (theo chương trình giới thiệu của Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ) hay trung bình khoảng 2 năm, tất nhiên còn tùy vào mức điểm đạt được vì 300-400 điểm đã được xem là “pass – đạt” cho đến 990 điểm. Một viễn cảnh dễ hình dung: TOEIC xuất hiện trong bối cảnh niềm tin vào các chứng chỉ Anh văn nội địa đang bị lung lay thì niềm tin của người sử dụng lao động và tuyển dụng sẽ dễ dàng chuyển hướng sang chứng chỉ này để bảo đảm thực chất hơn. Chỉ cần họ định ra những mức chuẩn theo thang điểm TOEIC mà tuyển dụng như cách làm khá phổ biến ở các quốc gia lân cận hiện nay. Chẳng hạn Đoàn Luật sư Hàn Quốc quy định người xin gia nhập phải có TOEIC 700, hay Vietnam Airlines quy định đối với nhân viên phòng vé cần 350 điểm, marketing 500 điểm…

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 18, 2010 in Uncategorized

 

Thông tin TOEIC speaking and writing

 

1.TOEIC speaking and writing là gì?

Trước đây ở Việt Nam, bài thi TOEIC Listening (Nghe) và Reading (Đọc) được dùng để đánh giá trực tiếp hai kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu của các thí sinh. Thông qua đó sẽ đánh giá gián tiếp hai kỹ năng còn lại là nói và viết.

Theo đại diện ETS, việc thiết kế và cho ra đời bài thi kỹ năng Nói và Viết nhằm đáp ứng yêu cầu môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế cũng như nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc đánh giá toàn diện và đầy đủ các kỹ năng.

2.Hình thức thi:

Bài thi kỹ năng nói có 11 câu hỏi với thời gian là 20 phút, còn bài thi viết có 8 câu hỏi, trong thời gian 60 phút. Cả 2 bài thi được tiến hành theo thể thức IBT (Internet-based Test), trong đó thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính tại các trung tâm khảo thí được chỉ định.

Trong phần Speaking Test, câu trả lời của thí sinh sẽ được ghi âm lại, còn ở Writing Test, thí sinh sẽ làm bài trực tiếp trên máy và phần trả lời sẽ được gửi đến ETS ở Hoa Kỳ qua mạng Internet. Phần trả lời của thí sinh sẽ được các chuyên gia của ETS trực tiếp chấm điểm. Thang điểm từ 0-200/mỗi kỹ năng.

Theo dự kiến, bài thi TOEIC Speaking và Writing sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội. Đối với chi nhánh Đà Nẵng, các thí sinh có nhu cầu thi TOEIC Speaking and Writing test sẽ được các nhân viên của IIG đăng ký và sẽ sắp xếp thời gian để các bạn vào TP Hồ Chí Minh hoặc ra Thủ đô Hà Nội để thi. Đây là phần thi không bắt buộc trong kỳ thi TOEIC, các bạn có thể đăng ký thi cả TOEIC Listening & Reading và TOEIC Speaking and Writing hoặc đăng ký thi riêng TOEIC Listening & Reading hoặc TOEIC Speaking and Writing

3.Lệ phí thi TOEIC:

–         Thi kỹ năng Nói và Viết (Speaking và Writing) với lệ phí tương đương 😯 USD/ 2 kỹ năng.

–         Thi kỹ năng Nghe và Đọc (Listening và Reading) với lệ phí tương đương 35 USD/ 2 kỹ năng.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 13, 2010 in Uncategorized

 

thông tin bài thi Toeic mới(phần 2)

Những thay đổi và tiện ích của bài thi TOEIC Redesigned ( TOEIC mới) so với bài thi TOEIC cũ):

                 Phần Nghe hiểu:

Các câu hỏi trong phần nghe hiểu sẽ bao gồm vài đoạn nói chuyện dài hơn so với bài TOEIC cũ nhưng không phải là tất cả các đoạn nói chuyện đều dài hơn. Việc đưa ra các bài nói chuyện có độ dài ngắn khác nhau nhằm đánh giá một cách chính xác hơn khả năng nghe của thí sinh.

Ngôn ngữ Tiếng Anh được phổ biến trên toàn cầu với nhiều loại ngữ điệu khác nhau. Để phản ánh tốt hơn thực tế này, bài thi mới sẽ xuất hiện cả giọng nói ở các quốc gia có Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức: Anh, Canada, Úc( và Niu zi lân) và Mỹ. Mỗi loại giọng sẽ được sử dụng trong 25% câu hỏi. Mục đích của việc đưa nhiều giọng nói của nhiều quốc gia vào bài thi TOEIC mới là để làm cho bài kiểm tra gắn liền hơn nữa với các tình huống thực  tế. Cụ thể:

Phần I (Câu hỏi hình ảnh): Bài thi TOEIC cũ bao gồm 20 câu hỏi ứng với 20 hình khác nhau, trong khi đó bài thi TOEIC mới giảm số câu hỏi ở phần này xuống còn 10 câu tương ứng với 10 hình ảnh khác nhau. Việc giảm số câu hỏi dành cho phần này cho phép bài thi mới phân phối thời gian tới các phần khác có thể đánh giá các kỹ năng của thí sinh một cách chính xác hơn.

Phần II (Hỏi và trả lời): Không thay đổi

Phần III (Hội thoại): Với bài thi TOEIC cũ, chỉ có một câu hỏi tương ứng với mỗi bài hội thoại. Với bài thi TOEIC mới thì số đoạn hội thoại được giảm xuống còn 10 đoạn với mỗi đoạn có 3 câu hỏi. Ở một khía cạnh nào đó, việc giảm số bài hội thoại trong phần này có thể giảm bớt sự quá tải đối với thí sinh và cũng phản ánh một cách chân thực hơn trong các ngữ cảnh hàng ngày khi mà không phải lúc nào mọi người cũng giao tiếp với nhau bằng các bài hội thoại ngắn.

Phần IVCuộc nói chuyện ngắn): Bài thi TOEIC cũ có 20 câu hỏi trong khi đó số câu hỏi trong bài thi TOEIC mới tăng lên là 30. Những thay đổi này nhằm tạo cơ hội cho cả những người có kỹ năng đọc tốt và cả những người có kỹ năng nói tốt.

                    Phần Đọc hiểu:

Phần VHoàn thành câu): Không thay đổi

Phần VI: Ở bài thi TOEIC cũ thì đây là phần tìm lỗi trong câu. Tuy nhiên trải qua thời gian thì phần này cũng được cải cách lại. Bài thi TOEIC mới lược bỏ các câu hỏi trong phần VI này xuống còn 12 câu, tương ứng với 4 đoạn văn. Mỗi đoạn văn bao gồm nhiều câu hoàn chỉnh. Trên thực tế, khi chúng ta đọc một câu văn nhiều khi chúng ta đoán ý nghĩa của một từ nào đó thông qua bối cảnh của câu văn đó hoặc bằng cách kết nối các thông tin từ các câu văn trước. Do đó, sử dụng các đoạn văn dài hơn trong các bài kiểm tra hoàn thành câu nhằm đánh giá khả năng kết nối thông tin giữa các câu với nhau.

Phần VII(Đọc hiểu): Bài thi TOEIC cũ có 40 câu hỏi là các đoạn đơn. Bài thi TOEIC mới có 48 câu hỏi bao gồm 28 câu cho đoạn đơn và 20 câu cho đoạn kép. Ở phần này, một dạng bài thi mới được đưa ra đó là việc người thi phải đọc 2 bài văn có chủ đề liên quan và trả lời các câu hỏi. Trên thực tế, chúng ta thường phải đọc nhiều đoạn văn cùng một lúc và chúng ta phải kết nối các thông tin từ đó, do đó, phần này sẽ đo lường một cách chính xác và tin cậy hơn khả năng đọc hiểu của thí sinh. Ngoài ra, các đoạn đơn của bài thi TOEIC mới cũng dài hơn một chút so với các đoạn đơn của bài thi TOEIC cũ. Các đoạn văn dài hơn cho phép đánh giá một cách chính xác hơn mức độ thành thạo các kỹ năng của thí sinh.

Nhìn chung, bài thi TOEIC mới vẫn mang các đặc trưng giống bài thi TOEIC với thời gian thi, hình thức tổ chức thi và mức độ khó của đề thi không thay đổi. Thang điểm của bài thi TOEIC mới vẫn  giữ nguyên và điểm số của hai bài thi TOEIC cũ và TOEIC mới hoàn toàn tương thích nhau.

Những thông số cơ bản nhất vẫn không thay đổi:

          a.Thời gian thi: 2 giờ

             Nghe hiểu: 45 phút

             Đọc hiểu: 75 phút

          b.Số lượng câu hỏi: 200 câu

             Nghe hiểu: 100 câu

             Đọc hiểu: 100 câu

           – Thí sinh sử dụng giấy và bút chỉ để làm bài

           – Mức độ khó của bài thi TOEIC không đổi

           – Thang điểm TOEIC vẫn giữ nguyên

Thời gian, địa điểm, lệ phí bài thi TOEIC Redesigned:

 

Từ ngày 1/7/2009, IIG Vietnam giới thiệu bài thi TOEIC mới tại Việt Nam với dạng kết quả thông thường.

Bắt đầu từ 1/1/2010 bài thi TOEIC mới sẽ được áp dụng tại Việt nam với dạng kết quả được phân tích chi tiết cho từng cá nhân. Với bài thi TOEIC mới thí sinh sẽ nhận được báo cáo kết quả với các mục đã được ETS hoàn thiện hơn nhằm giúp thí sinh cụ thể hóa khả năng của mình trong mỗi phần. Ở cả hai phần nghe và đọc, điểm của thí sinh sẽ được phản ánh trong dải điểm rộng 5-495 của mỗi phần. Điểm mỗi phần của thí sinh sẽ được so sánh với một thang điểm cụ thể có thể đánh giá được các điểm mạnh của thí sinh. Ngoài ra, bản báo cáo kết quả còn đưa ra kiến nghị đánh giá mức độ thành thạo của thí sinh trong từng kỹ năng cụ thể thông qua việc áp dụng tỷ lệ 0-100% nhằm đánh giá sự hoàn thiện trong từng khả năng của thí sinh.

 
1 bình luận

Posted by trên Tháng Chín 7, 2010 in Uncategorized

 

VDC – Học gì để nắm nghề “thời thượng”?

LÀM GÌ ĐỂ NẮM NGHỀ “THỜI THƯỢNG”? Theo thống kê, hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp ở Việt Nam (và thế giới) sử dụng thiết bị và giải pháp của Cisco và ước tính, đến năm 2020 ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam có thể thiếu hụt đến khoảng 200.000 nhân sự. Trong đó nhu cầu tuyển dụng nhân sự chuyên về quản trị mạng đang trở nên rất “nóng”, đặc biệt là nhu cầu nhân lực cho những nhân sự ngành IT có các chứng chỉ Cisco (CCNA, CCNP v.v…). Ngày nay, các nhà tuyển dụng tin rằng, khi một ứng viên có các chứng chỉ quốc tế, họ chắc chắn được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ và có bài bản, cũng như trình độ tiếng Anh, khả năng ứng phó với các tình huống trong công việc… Xét riêng trong thị trường miền Trung, số lượng sinh viên được đào tạo chính quy trình độ Đại Học, Cao Đẳng trong lĩnh vực IT (Information Technology – Công Nghệ Thông Tin) tại Miền Trung khá nhiều (khoảng 8000 sinh viên tại TP. Đà Nẵng), được giảng dạy bởi các giáo viên giỏi đầu ngành, phòng thực thành chất lượng. Nhiều sinh viên IT và các nhân viên trong ngành ICT tìm đến các trung tâm bên ngoài học thêm để tiếp cận với nguồn kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh vực mà mình lựa chọn.

Cái được lớn nhất khi lựa chọn học ở các trung tâm bên ngoài là học viên được thực hành cơ sở vật chất chuyên dụng hơn, tạo điều kiện cho học viên rèn luyện kỹ năng làm việc thực tế, dựa trên nền tảng các kiến thức cơ bản mà trường học đã cung cấp. Trong vài năm trở lại đây, số lượng trung tâm đào tạo về lĩnh vực CNTT trên cả nước và miền Trung nói riêng gia tăng đáng kể về số lượng, chất lượng các trung tâm cũng được đầu tư và cải thiện, tuy nhiên số lượng các trung tâm đào tạo về lĩnh vực quản trị mạng thực sự đạt chuẩn-quốc-tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể đến một số trung tâm tự nhận mình là đạt chuẩn quốc tế, chẳng hạn là Đối Tác Ủy Quyền Đào Tạo (Authorized Learning Partner) của tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực mạng Cisco. Theo thông tin về danh sách các Đối Tác Ủy Quyền Đào Tạo trên website của Cisco (Cisco Authorized Learning Partner), hiện nay tại Việt Nam chỉ có 3 trung tâm được chính thức công nhận là đối tác đào tạo ủy quyền của hãng: Ở TP. HCM có 2 cơ sở là SaigonCTT và Vnpro, còn tại Miền Trung, VDC Training là đối tác ủy quyền chính thức đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của Cisco.

Theo VDC training, một trong ba Đối Tác Ủy Quyền Đào Tạo của Cisco tại Việt Nam cho biết: “Đối Tác Ủy Quyền Đào Tạo của Cisco là một đối tác được lựa chọn để giảng dạy và cấp chứng chỉ quốc tế Cisco, phải thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về cơ sở vật chất, giáo viên chất lượng quốc tế được chính Cisco đào tạo và cấp chứng chỉ (chứng chỉ quản trị mạng và chứng chỉ giảng dạy quốc tế). Các “Authorized Learning Partner” phải đảm bảo học viên nhận được một khóa học chất lượng tại trung tâm, đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, với giáo trình chính hãng mà Cisco đưa ra.” Thông tin chi tiết hơn về Learning Partner và danh sách các đối tác đào tạo trong lĩnh vực quản trị mạng đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam, bạn đọc có thể xem chi tiết và kiểm chứng trên website www.vdctraining.vn. Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng chuyên nghiệp hóa theo các chuẩn quốc tế, vì vậy yêu cầu chất lượng đội ngũ nhân viên kỹ thuật trong ngành IT cũng càng phải cao hơn. Và môi trường đào tạo của các cơ sở đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp người học đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó. Nếu bạn thực sự bạn mong muốn có được một công việc đúng theo nghĩa “thời thượng” với thu nhập cao, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp thì đòi hỏi bạn phải không ngừng trau dồi các kỹ năng, kiến thức chuyên sâu một cách bài bản, chuyên nghiệp. Hãy tìm đến các cơ sở đào tạo thực sự đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế để củng cố thật vững chắc tương lai nghề nghiệp của bạn!

eChip

(source: http://echip.com.vn/echiproot/html/2010/251/vdctraining.html )

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Chín 6, 2010 in Uncategorized

 

Thông tin về bài TOEIC mới (phần 1)

Giới thiệu về bài thi TOEIC Redesigned( TOEIC mới):

Bài thi TOEIC mới phản ánh kỳ vọng vươn tới sự hoàn thiện trong quá trình xây dựng các chương trình đánh giá giáo dục của ETS. Điều này rất phù hợp với những thay đổi đang diễn ra nhanh chóng trong xu thế toàn cầu hoá. Nhằm bắt kịp những sự thay đổi đó, bài thi TOEIC mới được thiết kế lại (re-designed) chú trọng tới phong cách tiếng Anh trong môi trường kinh doanh toàn cầu và các ngữ cảnh ngôn ngữ cụ thể. Chính vì vậy đòi hỏi người học phải có phương pháp tổng hợp và có khả năng nhận biết, tích hợp thông tin.
Việc đánh giá khả năng ngôn ngữ trong bài thi TOEIC mới được cải tiến bằng hệ thống câu hỏi phản ánh các ngữ cảnh cụ thể trong môi trường làm việc quốc tế hiện đại. Không phải tất cả các câu hỏi đều thay đổi, trong một số tình huống, thí sinh có cơ hội chứng minh khả năng ngôn ngữ của mình bằng cách lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất với ngữ cảnh, nói một cách khác, bài thi sẽ đánh giá hiệu quả hơn phản ứng của thí sinh trong ngữ cảnh cụ thể tại nơi làm việc. Đây cũng chính là điểm vượt trội của bài thi TOEIC mới.
Phần Nghe hiểu có 4 sự thay đổi chính:
– Giảm số câu hỏi hình ảnh trong phần 1
– Câu hỏi không chỉ được viết mà còn được đọc qua băng casset trong phần 3 (Hội thoại) và phần 4 (Cuộc nói chuyện ngắn)
– Thay các câu hỏi riêng lẻ bằng nhóm các câu hỏi trong phần 3 (Hội thoại ngắn)
– Sử dụng giọng đọc tiếng Anh với các ngữ điệu khác nhau, như: Anh – Mỹ, Anh – Anh, Anh – Canada và Anh – Úc. Những ngữ điệu này xuất hiện không đáng kể nhưng chúng phản ánh những kiểu giọng tiếng Anh khác nhau của những người đã được đào tạo và sử dụng trong môi trường làm việc quốc tế. Với những thay đổi này, giá trị của TOEIC ngày càng được củng cố với vai trò là một Chương trình đánh giá khả năng giao tiếp trong môi trường quốc tế.
Phần Đọc hiểu có 3 sự thay đổi chính:
– Lược bỏ các câu hỏi của phần 6 (Tìm lỗi trong câu)
– Thêm loại câu hỏi hoàn thành đoạn văn (Phần 6)
– Gộp nhóm câu hỏi đọc hiểu dựa trên 2 đoạn văn có chủ đề liên quan

Bảng so sánh TOEIC và TOEIC redesigned
TOEIC TOEIC mới
Phần Nghe hiểu
1 Câu hỏi hình ảnh: 20 câu Câu hỏi hình ảnh:10 câu
2 Hỏi và trả lời: 30 câu Hỏi và trả lời: 30 câu
3 Hội thoại ngắn: 30 câu (30 đoạn hội thoại, mỗi đoạn hội thoại có một câu hỏi tương ứng) Hội thoại: 30 câu (10 đoạn hội thoại, mỗi đoạn có 3 câu hỏi)
4 Cuộc nói chuyện ngắn: 20 câu (có từ 6
đến 9 đoạn, tương ứng từ 2 đến 4
câu hỏi cho mỗi đoạn) Cuộc nói chuyện ngắn: 30 câu hỏi (10 đoạn, mỗi đoạn có 3 câu hỏi)
Đọc hiểu
5 Hoàn thành câu: 40 câu Hoàn thành câu: 40 câu
6 Tìm lỗi trong câu: 20 câu Hoàn thành đoạn văn: 12 câu hỏi (gồm 4 đoạn văn, mỗi đoạn 3 câu hỏi tương ứng)
7 Đọc hiểu: 40 câu Đọc hiểu: 48 câu (đoạn đơn: 28 câu, đoạn kép: 20 câu)

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên Tháng Tám 28, 2010 in Uncategorized